Thông tin sản phẩm
Đặc điểm nổi bật
- Công dụng
Giảm sưng tấy, phù nề.
- Thành phần chính
Alpha Chymotrypsin
- Thương hiệu
Agimexpharm (Việt Nam)
- Hãng sản xuất
Agimexpharm
- Nơi sản xuất
Việt Nam
- Dạng bào chế
Viên nén
- Cách đóng gói
Hộp 2 vỉ x 10 viên
- Thuốc cần kê toa
Có
- Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Số đăng kí
VD-24701-16
Thông tin sản phẩm
Thành phần
Thành phần dược chất: Alphachymotrypsin 8400 IU.
Thành phần tá dược bao gồm: Avicel M101, Erapac, Povidon, Magnesi stearat vừa đủ 1 viên nén.
Công dụng (Chỉ định)
Dùng trong điều trị phù nề sau chấn thương, phẫu thuật, bỏng.
Cách dùng - Liều dùng
Dùng theo chỉ định của thầy thuốc.
Uống 1 viên/lần, 3 hoặc 4 lần trong ngày.
Ngậm dưới lưỡi: 2-3 viên chia đều ra trong ngày.
Không có yêu cầu đặc biệt về xử lý thuốc sau khi sử dụng.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Không dùng Alpha-chymotrypsin cho người bệnh tăng áp suất dịch kính và có vết thương hở hoặc người bệnh đục nhãn mắt bẩm sinh.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Trong một vài trường hợp, có thể có các biểu hiện dị ứng với thuốc, tăng nhãn áp nhất thời.
Tương tác với các thuốc khác
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
Quá liều
Ngưng sử dụng thuốc, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Thai kỳ và cho con bú
Phụ nữ có thai: Đến nay chưa ghi nhận tác dụng độc hại nào nên có thể dùng được cho phụ nữ có thai.
Phụ nữ cho con bú: Chưa có tài liệu nghiên cứu nên được khuyên không nên dùng.
Dược lực học
Alpha-chymotrypsin là enzym được điều chế bằng cách hoạt hóa chymotrypsinogen, chiết xuất từ tụy bò.
Alpha-chymotrypsin là enzyme thủy phân protein có tác dụng xúc tác chọn lọc đối với các liên kết peptid ở liền kề các acid amin có nhân thơm. Alpha-chymotrypsin cũng được sử dụng nhằm giảm viêm và phù nề do áp xe và loét, hoặc do chấn thương và nhằm giúp làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp trên ở người bệnh hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang.
Dược động học
Chưa có tài liệu nghiên cứu.